Ở nước ta các bệnh lý về sương khớp rất phổ biến, đặc biệt ở người cao tuổi. Trong đó viêm khớp là một tình trạng bệnh lý về khớp phổ biến nhất. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến dính khớp hoặc biến dạng khớp. Ngoài các phương pháp Y Học Hiện Đại, điều trị viêm khớp dạng thấp bằng đông y cũng là một cách hiệu quả. Bài viết dưới đây của DongDuoc.com sẽ giới thiệu với bạn đọc các cách chữa viêm khớp dạng thấp bằng đông y.
1. Viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm
khớp dạng thấp là một bệnh viêm đặc hiệu gặp ở các khớp xương. Bệnh được đặc
trưng bởi các tổn thương ở màng hoạt dịch của khớp, sụn khớp và đầu xương dưới
sụn. Đây là bệnh hay gặp nhất trong các bệnh lý của khớp. Bệnh có thể điều trị
được và có thể chữa viêm khớp dạng thấp bằng đông y.
Viêm
khớp dạng thấp là bệnh thuộc phạm trù “chứng tý”, “lịch tiết phong”, “hạc tất
phong” (theo Đông y). Bệnh diễn biến trong thời gian dài dẫn đến tình trạng mãn
tính. Hậu quả là tình trạng sưng đau khớp, dính khớp và biến dạng khớp xương
làm ảnh hưởng đến chức năng vận động của người bệnh. Một đặc điểm nổi bất trong
viêm khớp dạng thấp là không có biểu hiện viêm khớp và sự có mặt của yếu tố dạng
thấp trong máu.
2. Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp
Hiện
nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào làm rõ nguyên nhân gây bệnh. Các yếu tố liên
quan đến bệnh viêm khớp dạng thấp, bao gồm:
-
Yếu tố cơ địa: giới tính và tuổi là những yếu tố liên quan đến bệnh. 70 - 80% bệnh
nhân là nữ và 60 - 70% trường hợp bệnh nhân trên 30 tuổi
-
Yếu tố gia đình: bệnh có liên quan đến yếu tố gia đình. Nếu gia đình có người bị
viêm khớp dạng thấp thì khả năng mắc sẽ cao hơn.
-
Miễn dịch: các kháng thể anti IgM, anti IgG, anti IgA có liên quan đến bệnh
viêm khớp dạng thấp.
-
Do nhiễm vi khuẩn, virus...
-
Do sự thay đổi cấu trúc của một hoặc một số enzym.
-
Do cơ thể suy yếu: cơ thể suy yếu do chế độ dinh dưỡng hoặc sau khi mắc bệnh
nhiễm khuẩn nặng.
-
Yếu tố tâm lý: căng thẳng, stress, rối loạn nội tiết...
-
Các yếu tố khác: môi trường, khí hậu lạnh và ẩm kéo dài, sau phẫu thuật,..
Căn
cứ vào tác nhân gây bệnh mà lựa chọn các phương pháp điều trị thích hợp. Điều
trị viêm khớp dạng thấp bằng đông y là phương pháp hiệu quả và thường được sử dụng
rộng rãi.
3. Triệu chứng lâm sàng của viêm khớp dạng thấp
Hầu
hết các trường hợp bệnh diễn biến từ từ và tăng dần theo thời gian. Tuy nhiên,
15% trường hợp bắt đầu đột ngột với những triệu chứng cấp tính. Bệnh thường bắt
đầu với các triệu chứng không điển hình như sốt nhẹ, mệt mỏi, gầy sút, tê các đầu
chi, đau nhức và khó cử động ở khớp nhất là khi ngủ dậy. Các triệu chứng này có
thể kéo dài hàng tuần thậm chí là hàng tháng.
Triệu chứng tại khớp
Giai
đoạn khởi phát: 2/3 trường hợp bắt đầu bằng viêm 1 khớp, trong đó 1/3 bắt đầu bằng
viêm 1 trong các khớp nhỏ ở bàn tay (khớp ngón tay, khớp bàn ngón...), 1/3 khớp
gối và 1/3 các khớp còn lại. Các khớp sưng đau rõ, ngón tay hình thoi, 20 - 25%
có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng. Các triệu chứng này có thể kéo dài vài tuần đến
vài tháng rồi chuyển sang giai đoạn toàn phát. Giai đoạn này nếu phát hiện kịp
thời và điều trị thì khả năng khỏi bệnh sẽ cao hơn. Có thể sử dụng phương pháp
đông y chữa viêm khớp dạng thấp.
Giai
đoạn toàn phát: Giai đoạn này, các khớp trong cơ thể đều có thể bị viêm. Tính
chất viêm là viêm đối xứng gặp trong 95% trường hợp. Người bệnh có các triệu chứng
sưng, đau các khớp xương, hạn chế vận động, ít nóng đỏ, có thể có nước ở khớp gối.
Ngoài ra, còn có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng và đau tăng nhiều về đêm (gần
sáng). Biến dạng ngón tay, xuất hiện các ngón tay hình thoi, nhất là các ngón
2, 3, 4. Các khớp bị viêm ngày càng tăng về số lượng và nặng dần. Bệnh diễn biến
lâu dài dẫn đến tình trạng dính và biến dạng khớp. Các ngón tay bị dính và biến
dạng, chúng ở trạng thái nửa co và lệch trục về phía trụ. Cũng xuất hiện tình
trạng khớp gối dính ở tư thế nửa co.
Triệu chứng ngoài khớp
Toàn
thân: Gầy sút, mệt mỏi, chán ăn, da xanh, niêm mạc nhợt do thiếu máu.
-
Da: Người bệnh có những “nốt thấp” ở da (20% trường hợp). Những nốt này dạng hạt
hay cục, chắc, không đau, không di động và dính vào nền xương ở dưới. Chúng có
kích thước từ 5 - 20 mm đường kính. Các nốt này thường xuất hiện ở da vùng
xương trụ ở gần khớp khuỷu, hoặc trên xương chày ở gần khớp gối, hoặc lưng ngón
tay; mặt sau da đầu; các nơi xương lồi dưới da. Da khô và xơ nhất là các chi.
Gan bàn tay, gan bàn chân đỏ hồng do giãn mạch. Ngoài ra còn có trường hợp loét
vô khuẩn ở chân, phù một đoạn chi, nhất là chi dưới do rối loạn dinh dưỡng và vận
mạch.
-
Gân, cơ, bao khớp: Cơ, gân vùng quanh khớp tổn thương bị teo rõ rệt. Ở gân thường
gặp viêm gân Achille. Tại bao khớp có thể phình ra thành các kén hoạt dịch như ở
vùng khoeo.
-
Tim: Có thể có viêm màng ngoài tim.
-
Phổi: Có thể có thâm nhiễm hay tràn dịch, xơ phế nang.
-
Hạch: Hạch ở mặt trong cánh tay nổi to và đau.
-
Xương: Mất vôi, dễ gãy, gãy tự nhiên.
-
Thận: Amyloid có thể xảy ra ở người bệnh tiến triển lâu ngày và có thể dẫn tới
suy thận.
-
Thần kinh: Viêm đa dây thần kinh ngoại biên, rối loạn thần kinh thực vật,...
-
Mắt: Viêm giác mạc...
Khi
người bệnh thấy có những triệu chứng kể trên, việc đầu tiên nên làm đó là đi
khám. Đặc biệt là không được tự ý chữa trị và mua thuốc về uống mà chưa có chỉ
định của bác sĩ. Người bệnh có thể lựa điều trị viêm khớp dạng thấp bằng đông y
hoặc các phương pháp Y Học Hiện Đại. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để
nhận được những lời khuyên hữu ích.
4. Điều trị viêm khớp dạng thấp
Bên
cạnh các kỹ thuật Y Học Hiện Đại, cũng có thể điều trị viêm khớp dạng thấp bằng
đông y. Người bệnh có thể kết hợp giữa phương pháp Đông y và Tây y, cổ truyền
và hiện đại để điều trị bệnh. Ngoài ra, cũng có thể kết hợp việc sử dụng thuốc
từ lá cây rừng với các kỹ thuật như châm cứu, bấm huyệt.
Châm
cứu và xoa bóp bấm huyệt là các cách điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Đông y
phổ biến nhất. Nó có tác dụng giảm đau - chống viêm - giãn cơ và tác động đến cả
hệ miễn dịch của cơ thể. Đặc biệt là phương pháp này ít khi gây ra biến chứng
hay tác dụng phụ như thuốc giảm đau thường dùng.
Châm cứu
Tùy
theo thể bệnh mà tiến hành châm cứu, điện châm ở các vị trí khác nhau trên cơ
thể.
Thể
phong thấp nhiệt tý (viêm khớp dạng thấp có đợt tiến triển cấp): tiến hành điện
châm trên các huyệt: phong trì, khúc trì, phong môn, hợp cốc, huyết hải, túc
tam lý, a thị huyệt. Châm với tần số nhanh, mỗi lần châm cứu kéo dài trong
20-30 phút.
Viêm
khớp dạng thấp kéo dài có biến dạng khớp, teo cơ, dính khớp ( thể đàm ứ ở kinh
lạc): tiến hành điện châm các huyệt: a thị huyệt, âm lăng tuyền, huyền chung,
phong long, túc tam lý... Điện châm tần số chậm, mỗi lần điện châm diễn ra
trong 20-30 phút.
Xoa bóp bấm huyệt
Xoa
bóp bấm huyệt là phương pháp đơn giản và là phương pháp điều trị viêm khớp dạng
thấp bằng đông y phổ biến nhất. Tùy vào từng thể bệnh mà tiến hành bấm huyệt
trên các huyệt đạo tương tự như châm cứu. Cùng với xoa bóp bấm huyệt, vận động
giúp làm tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Để
đảm bảo tính an toàn và hiệu quả điều trị, người bệnh nên đến bệnh viện hay các
trung tâm Đông y có uy tín để tiến hành châm cứu, bấm huyệt.
5. Các cách phòng viêm khớp dạng thấp tái phát
Viêm
khớp dạng thấp có thể tái phát sau khi điều trị khỏi. Vì vậy, sau khi tình trạng
bệnh đã ổn định, người bệnh không được chủ quan, cần đề phòng đợt tái phát bằng
cách tự xoa bóp các khớp hàng ngày và rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên.
Điều này có tác dụng tăng cường khả năng tự bảo vệ của cơ thể với sự biến động
của môi trường thời tiết khí hậu. Ngoài ra, nó còn giúp cơ thể tránh được các
tác nhân không có lợi cho người bệnh như nơi ở ẩm thấp, thời tiết lạnh, mưa
gió...
Như
vậy, viêm khớp dạng thấp là căn bệnh không quá nguy hiểm nếu được phát hiện và
điều trị kịp thời. Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Đông y không chỉ đơn giản,
an toàn mà còn đem lại hiệu quả cao. Hy vọng sau bài viết này của DongDuoc.com,
bạn đọc đã có được cho mình những thông tin hữu ích về viêm khớp dạng thấp.
Nguồn: DongDuoc.com